Các loại hình kịch bản Amazing Race team building. Loại 3 ít người biết đến?

26-03-2020

Nếu bạn đang quan tâm đến việc làm sao có được những kịch bản Amazing Race team building? Thì đây là bài viết dành cho bạn. Có thể nói một trong những năng lực thiết yếu của người làm tổ chức team building là kỹ năng với các kịch bản Amazing Race Cuộc đua kỳ thú hay còn gọi là trò chơi mật thư truy tìm kho báu… Để tự rà soát xem mình cần những gì để làm tốt công việc này, mời bạn xem bài: Amazing Race là gì? dành cho người làm team building
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chia sẻ về các loại hình tổ chức kịch bản Amazing Race team building cuộc đua kỳ thú. Đây là bài tổng hợp từ những trải nghiệm và chia sẻ của các tác giả đang biên soạn các kịch bản team building công nghệ Outing app. Họ đều là những người làm team building và dòng Amazing Race kỳ cựu nhiều năm nay. 

>> Kinh nghiệm tổ chức teambuilding cuộc đua kỳ thú trải nghiệm văn hoá

>> Amazing Race – Một kịch bản teambuilding phiên bản 2020 nhiều thử thách mới lạ, hấp dẫn

>> Amazing Race là gì? dành cho người làm team building

04 THỂ LOẠI KỊCH BẢN AMAZING RACE TEAM BUILDING CUỘC ĐUA KỲ THÚ

1. Chạy tuyến tính: 
Tất cả các đội chơi từ điểm xuất phát qua các trạm theo thứ tự tăng dần và đội nào về đích trước là thắng cuộc. Đây là fomat thông dụng bạn thường được xem qua truyền hình nước ngoài cũng như tại Việt Nam (Cuộc đua kỳ thú). Ưu điểm: mang lại sự kịch tính trực quan (nhìn thấy luôn) thứ tự các đội đang chạy đua với nhau. Đội nào bị đối phương vượt qua sẽ tăng động lực thi đấu và sức cạnh tranh cao. Với giá trị đó đã mang lại sự đoàn kết “chiến đấu” cho thành viên trong đội (tính team-building được khẳng định).

Tuy nhiên, điểm hạn chế đòi hỏi sự tổ chức phức tạp, địa hình (sân chơi tại trạm) phải đủ rộng hoặc số lượng người chơi không quá đông. Vấn đề lớn nhất trong loại hình kịch bản này là TẮC ĐƯỜNG, có nghĩa không gian chơi/chạy quá nhỏ so với số lượng người chơi hoặc không đủ đạo cụ, nhân lực phục vụ cho người chơi tại 1 thời điểm tập trung tất cả. Điều đó gây tình trạng chờ đợi, không công bằng cho người chơi. Khắc phục hạn chế này, bạn có thể sử dụng Outing app để xử lý. Thay bằng việc cắt cử con người (trạm trưởng) đứng tại tất cả chốt trạm thì nay định vị GPS, trọng tài máy, tương tác trên app sẽ giải phóng con người. Hoặc bạn có thể tạo ra nhiều điểm trạm phụ, nhằm giãn đội hình người chơi, giảm thiểu TẮC ĐƯỜNG tại vị trí. Bởi app Outing này cho phép xử lý đến hàng ngàn người chơi cùng 1 lúc.

2. Chạy chéo đa điểm
Loại hình này là dị bản của loại 1. Thay bằng việc tất cả các đội chạy tuyến tính thì chúng ta tổ chức cho họ chạy chéo với nhau. Ví dụ như sau: có 4 đội A, B, C, D và có 5 trạm 1- 5. Thì ban tổ chức lập trình sao cho đội A chạy trạm 1-3-5-2-4; Đội B chạy 2-4-1-3-5 … tương tự như vậy. Sao cho các đội đều phải vượt qua tất cả các trạm trong thời gian cho phép; Họ có thể gặp đội khác tại trạm hoặc trên đường đi cũng không sao. Bởi cuộc đấu của họ là trong khoảng thời gian nhanh nhất và kiếm được điểm game cao nhất là thắng cuộc. Ưu điểm dòng này là dễ điều phối hơn, ban tổ chức ít chịu áp lực TẮC ĐƯỜNG. Nhưng hạn chế là sự cạnh tranh trực tiếp ít hơn so với loại 1 và trạm trưởng, trọng tài, đạo cụ… phải trải đều cho các trạm cùng 1 lúc mà không xoay vòng được. 

kịch bản Amazing Race Team Building

3. Tự do đánh điểm
Loại hình này có tính tự do cao nhất và dễ tổ chức nhất. Người chơi có 1 bản đồ tổng trong tay và 1 khoảng thời gian đếm ngược, họ muốn “đánh chiếm” trạm nào trước thì tùy họ, không theo một quy định chạy chéo hoặc tuyến tính nào cả. Ưu điểm cho phép tổ chức hàng trăm người vào một chương trình vẫn được.

Ban tổ chức ít chịu áp lực về điều phối. Nhưng hạn chế đổi lại là cần chuẩn bị một địa điểm tổ chức Amazing Race team building đủ rộng và có nhiều đường ngang/dọc kẻ ô khác nhau để các đội chơi lưu chuyển tự do. Nếu chỉ một đường độc đạo thì kịch bản này không khác gì loại hình 1. 

4. Bản lai sáng tạo
Một vấn đề luôn đặt ra cho team viết kịch bản là: số lượng người chơi và địa hình tổ chức. Đây là 2 điều gần như bất biến, khó thay đổi được. Người làm tổ chức phải biến hóa các phương án sao cho phù hợp với 2 yếu tố cố định trên, ấy là nghệ thuật. Một bản lai, bản trộn các phương án/loại hình tổ chức ở trên sao cho lúc căng, lúc trùng, lúc tập trung đông lúc phân tán riêng lẻ thì cần kinh nghiệm của bạn khá nhiều đấy. 

Cuối cùng, với 4 loại hình tổ chức trên đều có mặt ưu/nhược điểm khau nhau. Từ khi chưa có Outing app, chúng tôi đều phải cân nhắc rất kỹ phương án tổ chức, lộ trình chạy, nhân sự/đạo cụ chốt trạm, thời gian và tính điểm cuộc chơi. Những vấn đề phát sinh và chi phí tổ chức luôn làm đau đầu anh em. Nhưng từ khi sử dụng app cho Cuộc đua kỳ thú này, chúng tôi đã giảm tải được đến 40% lượng nhân sự cũng như chi phí sản xuất. Kết nối với đội chơi qua app nên không lo lỗi, tắc đường, lạc đường. Giám sát hành trình qua GPS và cho phép thay đổi loại hình, vị trí, nội dung điểm trạm trong vài giây mà người chơi không hề biết… nhằm ứng phó với những biến đổi thực địa. Nói chung, anh em làm kịch bản và tổ chức Amazing Race team building nhàn hẳn. 
 

Nguồn: nhóm tác giả kịch bản Outing app - TGO Master